Giáo Hội là Mẹ Thánh Thiện. Phụng vụ trong Giáo Hội là con đường đưa dẫn mọi thành phần dân Chúa vươn đến đích thánh thiện tuyệt đối. Vì thế, khi khai mạc Mùa Chay Thánh với Thứ Tư Lễ Tro, Giáo Hội nhắc nhớ tôi về thân phận con người phải trở về với tro bụi, và Chúa nhật thứ nhất Mùa Chay cảnh báo con người phải tỉnh thức trước những cơn cám dỗ để chiến đấu và chiến thắng, thì hôm nay, Chúa nhật thứ hai Mùa Chay, xây dựng cho con cái Giáo Hội một niềm tin, một niềm hy vọng vững chắc về một tương lai phục sinh vinh hiển. Hạt bụi vô danh kia, chút tàn tro bé bỏng ấy, không còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho thân phận con người nữa, nhưng chính hạt bụi vô danh ấy, chút tàn tro bé nhỏ ấy, là con đường để con người ta biến hình nên sáng láng rực rở trong một thế giới mà không còn cái goi là thời gian chế ngự. Đức Ki Tô mặc khải Thần Tính Suốt những ngày theo chân Đức Ki tô, trong lòng các môn đệ luôn ấp ủ những vinh hoa trần thế. Đức Ki tô là con nguời thật. Vì thế, họ có quyền nghĩ đến một một Vua Ki tô khôi phục lại giang san, và chính họ, sẽ phải hưởng được một phần vinh quang của Ngài. Nhưng không, hôm nay Đức Ki tô đã cho họ thấy tận mắt dung mạo rực rỡ của Ngài là Con Thiên Chúa thật. Hai bản tính trong cùng một con người, trong cùng một thân xác, mà bản tính Thiên Chúa đã làm cho họ ngây ngất và sung sướng đến mức thánh Phêrô phải thốt lên “ Lạy Thầy ở đây thì tốt lắm…” mà thánh Luca nhận định là “ông nói mà không biết mình nói gì” (Luc 9,33). Và lúc ấy, chính Thiên Chúa Cha xác nhận :”Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, các ngươi hãy nghe Lời Người” (Luc 9, 35) để cũng cố thêm niềm tin đã được mặc khải. Nhưng, dung mạo sáng láng ấy chỉ lóe lên một thoáng để xây dựng nơi ba vị tông đồ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan một niềm tin chắc chắn vào Đức Giêsu Ki tô là Con Thiên Chúa thật. Ngài đã không mang dung mạo sáng láng huy hoàng ấy vào công cuộc cứu thế, nhưng ngược lại, Ngài mặc lấy dung mạo của con người thấp hèn nhất, đúng như Thánh Vịnh 30 đã nói : “ Tôi trở nên đồ ô nhục đối với những người thù, nên trò cười cho khách lân bang, và mối lo sợ cho người quen biết- gặp tôi ngoài đường, họ tránh xa tôi. Tôi bị người ta quên, không để ý tới, dường như đã chết. Tôi trở nên như cái bình bị vỡ tan.” (TV 30, 12-13). Đúng vậy, không lưu lại trên Núi Tabor- nơi Cha Con dạt dào thương mến, không giữ lại sự hiển vinh chói lói- thần tính nguyên sơ của Ngài, Ngài đã đưa các tông đồ xuống núi để đi vào cuộc thương khó vĩ đại nhất, mà cho đến hôm nay, sau hai ngàn năm, không có cuộc thương khó nào, không có đau khổ nào, không có sự trừng phạt nào, không có án tử nào của con người có thể sánh nỗi- cuộc thương khó dẫn đến cái chết của một con người thật-chết thật, tro bụi thật. Nhưng thần tính của Ngôi Vị Thiên Chúa đã phục sinh thân xác hư nát, thành thân xác vinh hiển chói ngời như thân xác mà các tông đồ đã chiêm ngưỡng trên núi Tabor hôm ấy. Bài học “trở nên đồ vô dụng”. Đức Giêsu Ki tô, Con Thiên Chúa uy quyền đã trở nên thành phần thấp hèn nhất trong thiên hạ, đã chấp nhận trở thành vô dụng, để cho ý định cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa Cha được thực hiện cách hoàn hảo nhất nơi chính “cốt nhục” của Người, Người Con Chí ái. Vì hoàn toàn để cho “Ý Cha thể hiện” nên Ngài đã tuân phục thánh ý Chúa Cha cách triệt để, phó thác hoàn toàn trong tay Cha, Ngài đã trải qua những đau khổ kinh khiếp nhất của đời người, nhờ sức mạnh của sự tuân phục mang tính thần tính là nội lực ở bên trong một thân xác phàm trần yếu đuối, mỏng dòn… Bài học “trở nên đồ vô dụng” đối với mỗi con người luôn luôn là một bài học khó. Nhưng hôm nay, Chúa Giêsu biến hình thân xác Người, cho tôi một chìa khóa để có thể tiếp thu bài học ấy. Chỉ có lòng khiêm hạ chấp nhận để cho Thiên Chúa thực hiện ý định của Ngài trong tôi, trong bạn, trong mỗi con người chúng ta, thì chúng ta mới có thể hóa giải thân xác yếu hèn nầy nên thân xác vinh hiển, thân xác phục sinh. Không phải chờ đến lúc da mồi tóc bạc, nằm im bất động trên giường, trả lại cho đời bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu của cải bạc vàng… mới thấy mình là người vô dụng, nhưng phải hiểu là chúng ta đã vô dụng ngay trong mỗi thành công rực rỡ trong đời, vì tất cả đều là sự thể hiện của Thánh Ý Thiên Chúa. Bài Giáo Lý cuối cùng của đời người Công Giáo: “Tôi tin xác loài người sẽ sống lại” -Đứng trước thi hài của Mẹ, người con cả thưa với Mẹ: “ Mẹ thân yêu của chúng con, chính qua thân xác nầy mà chúng con đón nhận bao nhiêu ơn lộc của Thiên Chúa, ơn được làm người, ơn được biết Thiên Chúa, được làm con cái thiên Chúa… Vì chính thân xác mẹ đã cộng tác với chương trình của Thiên Chúa trên đường thương khó với Chúa Giêsu để yêu thương và phục vụ chúng con hết mình. Chúng con tin, thân xác mẹ sẽ vinh hiển sáng láng trong nước Chúa. Nguyện xin Chúa thương tha các lầm lỗi cho Mẹ, và sớm cho Mẹ phục sinh vinh hiển”. – Một người bạn tôi, Anh Nguyễn Văn Úy, hơn 30 năm tận lực làm ca trưởng ca đoàn Giáo Xứ Hòa Nghĩa, Cam Ranh, đang lâm bệnh nặng, nằm cấp cứu ở Bệnh viện Nha Trang, có thể phải chạy thận để kéo dài sự sống- cách đây vài hôm đã nói với anh em: “Những gì mình đã nỗ lực, đã cống hiến cho Ca đoàn, cho Giáo Xứ, cho gia đình, đều là của Chúa, không có gì của mình cả. Xin Chúa thực hiện tiếp những gì Ngài muốn nơi mình”. – Chúa Giêsu biến hình, là niềm hy vọng của mỗi người công giáo chúng tôi. Nhưng không hẳn thân xác nào cũng “sống lại và sáng láng vinh hiển” như thân xác biến hình của Chúa Giêsu, vì hạnh phúc ấy, chỉ dành cho những thân xác đã hoàn toàn trở nên “vô dụng” cho Thánh Ý Thiên Chúa, thân xác đã “Nghe và thực hiện Lời Thiên Chúa, thân xác đã tan nát dập vùi vì yêu thương và phục vụ như chính Đức Giêsu Yêu Thương-Phục Vụ. Chính niềm tin và niềm hy vọng biến hình, hạt bụi vô danh kia, tàn tro bé bỏng ấy… không còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng, để phải thốt lên giai điệu bi thảm “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi…” (Trịnh Công Sơn)
ạy Chúa Giêsu biến hình, xin cho chúng con biết quên mình, chấp nhận hy sinh để yêu thương và phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân như ý Chúa muốn.
pmcaohuyhoang |
-
Bài Mới
-
Facebook
- Load more1 month ago
CHÚC MỪNG NGÀY BỔN MẠNG ĐA MINH THÁNH ĐỨC BÌNH AN CHO BÁC
Đa minh Nguyễn Văn Thành và quý snh em trong gia đình Lâm Bích ... See MoreSee LessView Comments- likes 3
- Shares: 0
- Comments: 0
0 CommentsComment on Facebook
2 months agoCác thầy tại Trung tâm Hòa Yên - 1980
Năm 1975, Chủng viện Truyền giáo Lâm Bích giải tán, Cha giám đốc Giuse Nguyễn Thế Thoại cùng các thầy về Trung tâm Hòa Yên để tiếp tục tồn tại, cố gắng duy trì đời tu. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội, một số thầy chuyển hướng sớm, còn lại tiếp tục theo đuổi ơn gọi. Năm 1988, trung tâm chính thức giải tán.
Trái qua: Nguyễn Kim Ấn (đang ở Úc), Trương Văn Phúc (nay là linh mục tại Đài Loan), Nguyễn Kim Hồng (nay là linh mục tại Canada), Đào Văn Hoàng (đã qua đời tại Kẻ Sặt, GP Xuân Lộc), Nguyễn Văn Thành (nay là linh mục hạt trưởng tại GP Ban Mê Thuột), Ngô Minh Phước (nay là linh mục tại GP Bà Rịa), Trần Tấn Linh (nay là linh mục tại GP Nha Trang), Vũ Đình Cường (nay là linh mục tại Đài Loan), Nguyễn Văn Nam (Vi Nam, đang ở Đắk Lắk), Cao Huy Hoàng (đang ở Bình Thuận). Trong hình, còn thiếu thầy Hỷ, thầy Thiện, thầy Lê Văn Dũng (Dụng). Thầy Dũng nay là linh mục tại Pháp. ... See MoreSee Less1 CommentComment on Facebook
Năm 1999, Cha J.M. Nguyễn Thế Thoại và một số thầy đã trở về đây cùng Các cựu Tu sinh Chủng Viện Truyền Giáo Lâm Bích. (Mình muốn gửi mấy tấm hình, nhưng không biết gửi cách nào.)
Gia Đình Lâm Bích Gia Đình Lâm Bích is at Nhà Thờ Đồng Xoài.2 months agoỞ rất xa, nhưng là người đến đầu tiên. Nhưng chỉ một mình đơn côi. ... See MoreSee Less
2 CommentsComment on Facebook
Tiếc quá thầy sáu ơi , phải chi đăng ký chuyến bay sau một vài ngày thì gặp ACE trong đại gia đình LB rồi. Chúc gia đình thầy sáu thượng lộ bình an
Tôi có dự tu 2 tháng ở CV Lâm Bích vào hè "71 để thi vào chủng viện. lúc ấy chúng tôi gọi Đc Thuận là ông nội, Cha Thoại Giám đốc là bố và cha Thạnh là chú. Đến năm 2020 mới có dịp ghé Nha Trang và thăm chốn xưa. Tuy đã là bể dâu nhưng vẫn có nhiều cảm xúc bồi hồi, lắng đọng. !
-
-