Mỗi chiều về con Mực tới nằm ở ghế đá gần tượng Đức Mẹ Mễ Du trước của nhà xứ. Khi tôi ngủ trưa dậy, mở cửa, nó đã nằm sẵn đó, mắt ánh lên niềm vui nhìn tôi, ngoe nguẩy cái đuôi.
Tôi đi khám cái u nhỏ trên đầu rồi đi họp mặt ở Đà Lạt, rồi quay lại mổ.Vắng nhà nhiều ngày, về nhà nửa đêm phải leo hàng rào. Tiếng con mực sủa vang từ nơi nó bị xiềng ở hội trường. Tính nó thấy động là sủa. Còn con Ky thì không. Xác đinh đối tượng rõ mới sủa. Tôi tới vuốt ve chó trước khi vào nhà.
Ngày hôm sau công việc túi bụi vì đi lâu ngày mới về, tôi ngủ trưa luôn ở phòng vi tính nên không gặp nó. Khi ăn tối thì chị bếp báo là con mực đi đâu từ chiều đến giờ có lẽ đã bị bắt. Quân bắt chó mới bắt chiều hôm qua chó của chị Ngà. Cả nhà xứ buồn không thấy khuôn mặt vui vẻ đơn sơ tỉnh bơ của nó.Tụi nhỏ nói thấy nó đi ra Quốc Lộ hồi chiều. Không thấy bị xe cán. Chị bếp đi tìm quanh xóm. Thằng Linh hay hôn nó cũng đi tìm khắp nơi. Không ai thấy nó bị bắt nhưng không thấy nó đâu. Con Ky nằm một mình buồn thiu. Mấy ông trực nhà thờ không nghe tiếng sủa của nó như mọi ngày. Tôi hơi hối hận vì quên nó cả ngày.
Chi bếp ngủ không được ra xem chừng nó có về không ? Mười một giờ khuya nó đi đâu về tỉnh khô ve vẩy cái đuôi.
– Cha mầy ! Đi dâu cả ngày hôm nay làm ai cũng nhớ —Vừa xiềng chị bếp vừa nói với nó.
" Trời sinh muôn vật muôn loài
Để cho người thế hôm mai được nhờ"
Lm Kim Anh
-
Bài Mới
-
Facebook
- 642
Gia Đình Lâm Bích
Gia Trang của cựu chủng sinh Chủng Viện Truyền Giáo Lâm Bích Nha Trang do ĐHY Nguy?
Load more3 months ago"DỞ NHƯ HẠCH” mà không hiểu hạch là gì?
Ngày xưa, có người Chà và người Hạch qua Việt Nam sinh sống và làm việc. Người Chà là người đến từ Indonesia, trước đây được gọi là nước Nam Dương. Lấy địa danh Java (Chà Và) ở đây đặt cho họ. Cầu Chà Và là cầu, mà ngày xưa, có nhiều người Chà sinh sống. Còn người Hạch là người theo đạo Hồi đến từ Ả Rập.
Đặc điểm của nhóm người này là có nước da ngâm, tóc xoăn, cao to hơn người Kinh chúng ta, như trong ảnh.
Nhóm người Chà và người Hạch, qua Việt Nam, chuyên thức đêm, giữ cửa, canh gác cho mấy hãng buôn lúc bấy giờ.
Dựa theo lời giải thích của cụ Vương Hồng Sển (1902-1996) (nhà văn hóa, học giả lớn miền Nam, được giới sử học và khảo cổ kính trọng): Cái tên hay danh tánh của người Hạch, thường đứng đầu bằng chữ Hadj. Cho nên, người Saigon gọi luôn là người Hạch. Chữ Hadj tiếng Ả Rập là hành hương. Bất cứ ai trong đời đã đến thánh địa Mecca, đều được phong tặng cho chữ Hadj ghép vào tên, và đây cũng là một vinh dự.
Nhóm người Chà và người Hạch, đến Việt Nam, chỉ để làm nghề gác dan (tiếng Pháp là gardien), mà không hề biết làm bất cứ ngành nghề nào khác. Cho nên "dở như Hạch" là xuất phát từ nhóm người Chà và người Hạch này ra.
Mình có nghe cha mẹ mình và những người lớn tuổi dùng từ lâu, nay rảnh rỗi mới truy tầm nguồn gốc và hiểu ra. Đúng là "dở như Hạch".
Tác giả: Trần Khắc Tường ... See MoreSee LessView Comments- Likes: 8
- Shares: 1
- Comments: 4
Cám ơn tác giả đã cung cấp thông tin về phong tục và tên gọi địa phương mà từ trước đến nay.chưa hề biết
-
-