|
Hoa làm cho lòng người vui thích hoan hỉ. Trong những ngày lễ, ngày tết, thế nào cũng phải có một vài chậu hoa, ít nữa là mấy bình hoa tươi. Cả một nghệ thuật cắm hoa được phát triển để làm tăng vẻ đẹp của hoa, để làm âm vang tiếng nói của những bông hoa.
Những festival về hoa đã lôi cuốn được rất nhiều du khách thưởng ngoạn. Nhiều vườn hoa đẹp đã làm ngây ngất nhiều người chiêm quan. Hoa tô điểm trái đất, hoa làm đẹp phố phường làng mạc, hoa tôn lên sự sang trọng của những ngày lễ hội, hoa làm đẹp mọi ngôi nhà… Nhiều nghệ nhân sáng tạo những bình sành, sứ, gốm với những mẫu mã phong cách đa dạng để phục vụ cho việc chưng hoa. Người tình mượn hoa để gửi gắm tình yêu và tâm hồn của mình cho người mình yêu quý. Thiếu hoa, đời mất đẹp, mất vui, mất ý nghĩa. Thế giới nầy buồn tẻ biết bao nếu thiếu vắng những loài hoa. Chính vì thế mà nghề trồng hoa nuôi sống biết bao người. Ngày tết, ngày xuân mà thiếu hoa thì nhạt nhẽo vô vị. Thế nên dù với giá nào đi nữa người ta cũng phải mua cho bằng được mấy chậu hoa về chưng tết trong nhà. Có những đại gia sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng để mua cho được một chậu mai xinh đẹp về chưng trong ba ngày tết. Thế nhưng, dù đẹp bao nhiêu, hoa cũng chỉ là thứ sớm nở tối tàn. Hương của hoa có thơm lừng đi nữa, cũng chỉ toả ra trong một thời gian ngắn. Vậy thì tìm đâu cho được một thứ hoa vừa đẹp vừa lâu tàn vừa toả ngát hương nhưng không phai nhạt theo thời gian? Làm gì có thứ hoa đó trên đời! Có đấy, thưa quý vị. Tôi đã thấy, đã gặp rất nhiều bông hoa rất đẹp, đẹp tuyệt vời, lại toả hương rất thơm và đặc biệt là vẻ đẹp của những hoa nầy rất bền lâu, hương thơm của những bông hoa nầy quyện mãi trong thời gian và không gian… Chắc có người không tin và cho rằng tôi nói khoác. Tôi xin thề là tôi nói thật và xin nói thẳng ra rằng đó là những bông hoa của tâm hồn! Vô vàn vô số những bông hoa tâm hồn quá đẹp, quá xinh và đang toả hương chung quanh chúng ta nhưng nhiều khi vì vô tình chúng ta không để ý. Xin hãy nhìn xem bông hoa của những lời nói lịch sự. Hãy ngắm bông hoa của lòng vị tha. Hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa hi sinh phục vụ. Hãy thưởng thức hương thơm của hoa nhân ái. Hãy quan sát những bông hoa của những cử chỉ đẹp mà người ta thực hiện hằng ngày đó đây…. Xô vàn vô số những bông hoa của tâm hồn như thế đã tô điểm cuộc sống của chúng ta, làm ấm lòng chúng ta. Biết bao bông hoa của tâm hồn thơm tho như thế vẫn toả hương khắp thôn xóm chúng ta và đem lại hạnh phúc cho mọi nhà. Bông hoa của trời đất sớm nở tối tàn, nhưng những bông hoa của tâm hồn vẫn thắm tươi qua rất nhiều năm tháng. Hương hoa của thế giới thực vật chỉ toả lan trong phạm vi nhỏ hẹp chỉ trong nay mai, nhưng hương thơm của những bông hoa tâm hồn ngan ngát suốt hàng trăm năm và hơn thế nữa. Cách đây mười mấy năm, một em học sinh lớp 7 đến gặp tôi và đề nghị tôi giúp em một việc nhỏ. Điều làm tôi bất ngờ là em nầy học ở đâu ra những lời nói rất lịch sự, rất văn hoá không em nào có, khiến tôi rất ngạc nhiên. Tôi cảm phục cậu nhỏ nầy và dù cho đến nay, tôi không còn nhớ được khuôn mặt của em, không còn nhớ được từng câu em nói, nhưng ấn tượng đẹp mà em để lại trong tâm hồn tôi còn mãi đến hôm nay và hương thơm của những lời nói đó còn phảng phất cho tới bây giờ. Khi có dịp tiếp xúc với anh chị em, tôi gặp thấy nhiều bông hoa rất đẹp, rất cao quý, rất thơm tho của tâm hồn anh chị em. Tôi vô cùng yêu quý, trân trọng, mến chuộng và xúc động trước những bông hoa như thế. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì được sống gần những bông hoa như thế. Tôi ca tụng Chúa đã ban cho anh chị em gầy dựng được những bông hoa như thế trong tâm hồn mình. Hôm nay, ngày đầu năm, ngày mọi người nô nức tìm hoa, chưng hoa, thưởng thức vẻ đẹp của muôn hoa, tôi xin đưa ra một đề nghị: Vì hoa tâm hồn quá đẹp, rất đáng quý đáng yêu và toả ngát hương thơm lâu bền, vậy thì tất cả chúng ta hãy cùng nhau vun trồng loại hoa đáng quý nầy. Ai chưa có hoa thì hãy trồng thêm hoa. Ai đã có nhiều hoa thơm hoa đẹp rồi thì hãy trân trọng nó, gìn giữ nó, chăm sóc nó và đừng để nó lụi tàn đi. Ai có ít hoa thì hãy trồng thêm nhiều hoa nữa…để cuộc sống của chúng ta, để đời ta trở thành một vườn hoa trăm sắc muôn hương, tô điểm trần gian, làm ấm lòng người, đem lại hoan lạc cho tha nhân và làm vinh danh Thiên Chúa. Linh mục Inhaxiô Trần Ngà |
-
Bài Mới
-
Facebook
- Load more1 month ago
CHÚC MỪNG NGÀY BỔN MẠNG ĐA MINH THÁNH ĐỨC BÌNH AN CHO BÁC
Đa minh Nguyễn Văn Thành và quý snh em trong gia đình Lâm Bích ... See MoreSee LessView Comments- likes 3
- Shares: 0
- Comments: 0
0 CommentsComment on Facebook
2 months agoCác thầy tại Trung tâm Hòa Yên - 1980
Năm 1975, Chủng viện Truyền giáo Lâm Bích giải tán, Cha giám đốc Giuse Nguyễn Thế Thoại cùng các thầy về Trung tâm Hòa Yên để tiếp tục tồn tại, cố gắng duy trì đời tu. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội, một số thầy chuyển hướng sớm, còn lại tiếp tục theo đuổi ơn gọi. Năm 1988, trung tâm chính thức giải tán.
Trái qua: Nguyễn Kim Ấn (đang ở Úc), Trương Văn Phúc (nay là linh mục tại Đài Loan), Nguyễn Kim Hồng (nay là linh mục tại Canada), Đào Văn Hoàng (đã qua đời tại Kẻ Sặt, GP Xuân Lộc), Nguyễn Văn Thành (nay là linh mục hạt trưởng tại GP Ban Mê Thuột), Ngô Minh Phước (nay là linh mục tại GP Bà Rịa), Trần Tấn Linh (nay là linh mục tại GP Nha Trang), Vũ Đình Cường (nay là linh mục tại Đài Loan), Nguyễn Văn Nam (Vi Nam, đang ở Đắk Lắk), Cao Huy Hoàng (đang ở Bình Thuận). Trong hình, còn thiếu thầy Hỷ, thầy Thiện, thầy Lê Văn Dũng (Dụng). Thầy Dũng nay là linh mục tại Pháp. ... See MoreSee Less1 CommentComment on Facebook
Năm 1999, Cha J.M. Nguyễn Thế Thoại và một số thầy đã trở về đây cùng Các cựu Tu sinh Chủng Viện Truyền Giáo Lâm Bích. (Mình muốn gửi mấy tấm hình, nhưng không biết gửi cách nào.)
Gia Đình Lâm Bích Gia Đình Lâm Bích is at Nhà Thờ Đồng Xoài.2 months agoỞ rất xa, nhưng là người đến đầu tiên. Nhưng chỉ một mình đơn côi. ... See MoreSee Less
2 CommentsComment on Facebook
Tiếc quá thầy sáu ơi , phải chi đăng ký chuyến bay sau một vài ngày thì gặp ACE trong đại gia đình LB rồi. Chúc gia đình thầy sáu thượng lộ bình an
Tôi có dự tu 2 tháng ở CV Lâm Bích vào hè "71 để thi vào chủng viện. lúc ấy chúng tôi gọi Đc Thuận là ông nội, Cha Thoại Giám đốc là bố và cha Thạnh là chú. Đến năm 2020 mới có dịp ghé Nha Trang và thăm chốn xưa. Tuy đã là bể dâu nhưng vẫn có nhiều cảm xúc bồi hồi, lắng đọng. !
-
-