Đôi Điều Sy Nghĩ Về Lễ Hiển Linh

Bavua Bavua Bavua Bavua Bavua Bavua Bavua Bavua Bavua

BavuaCác em thiếu nhi đang hát và diễn cảnh theo Lời Chúa Mt. 2, 1-12: “Chúng tôi đi từ phương Đông xa đi tới, theo ánh sao sáng ngời chỉ đường soi lối. Và chúng tôi đến triều bái Người. Và chúng tôi dâng vàng, mộc dược, nhủ hương. Theo chân Ba Vua chúng con đến thờ kính Chúa. Xin dâng Hài Nhi những gì đẹp nhất đời con”

Câu chuyện Hiển Linh đầu tiên đang được các em tái hiện thật sống động, không chỉ trên lễ đài trước giờ Thánh Lễ, mà còn sống động hơn, cụ thể hơn ngay trong cuộc sống hôm nay. Tất cả các chi tiết trong trình thuật Hiển Linh theo Thánh Mattheu vẫn đang mang tính thời sự nóng hổi.

“Ngôi sao của Người…” Ánh sáng của chân lý, của tình thương, của sự thật đang được Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo hội tiếp tục chiếu dọi vào trần gian tăm tối. Sự u mê của nhân loại nguyên sơ đang mất dần để đạt được bao văn minh tiến bộ về khoa học vũ trụ, nhân văn. Cách sống hoang dă đă biến thành cách sống xă hội. Lòng ghét ghen, thů hận đổi thành tình thương đại đồng, thành ý thức hòa bình đến tầm mức thế giới. Sự gian dối không tồn tại vì sự thật được ưa chuộng. Tất cả bắt nguồn từ Ánh sáng Hiển Linh, từ Văn Minh Kito Giáo mà tâm điểm là Đức Ki tô. Vì vậy, điều chúng ta luôn xác tín là Ngôi sao của người không bao giờ lặn đi, Ánh sáng của Chúa Kito không bao giờ lịm tắt. Và dů cho các công cụ của Ánh sáng Tin Mừng, là mỗi chúng ta đây, không còn hữu dụng vì bị han gỉ bởi tinh thần thế tục, hoặc trở thành vật cản Ánh sáng đến với muôn dân, thì ánh sáng ấy vẫn muôn đời chói lọi, và vẫn kiên trì chiếu dọi vào sâu thẳm cői nhân tâm.

Tuy nhiên, cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn luôn kéo dài dai dẵng cả một đời người. Một thực tế đậm tính thời sự trong mỗi chúng ta.

Đă có nhiều người lương họ nhìn thấy các dấu lạ: thấy Đức Mẹ khóc, thấy Chúa Giêsu gỏ cửa, thấy hào quang Thánh Thể, cảm nhận được ơn lành bệnh nhờ một vị thánh cầu bầu… Đă có nhiều người lương, nhận ra được nỗi đau của những người bất hạnh, nhận ra sự cần kíp của việc giúp người nghèo khổ, thấy được việc phải làm là lên tiếng dành lại sự công bằng cho người bị áp bức, thấy được tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình…Ngay cả những người chủ trương vô thần, dů có mục đích thế nào đi nữa, thì tôi nghĩ, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, họ cũng đă bắt đầu ít nhiều thẩm thấu tinh thần Chúa Kito khi tỏ ra biết sám hối và canh tân, gây quỹ người nghèo, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, lập hội bảo thọ…Và chắc chắn, trong số những con người vô thần ấy, cũng có những con người đang nhận ra ánh sáng thật.

Còn chúng ta, những người công giáo, lễ Hiển linh là cơ hội thánh cho mỗi người xét lại thái độ tiếp nhận ánh sáng, tiếp nhận Chúa Kito. Được hồng phúc hơn bao nhiêu người lương, vì chúng ta đă được kêu gọi tháp nhập vào Chúa Kito qua Bí tích rửa tội, qua các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể. Ánh sáng được ban cho chúng ta cách nhưng không, để sống trong ánh sáng. Tiếc là, ánh sáng ngày đầu tiên chiếu dọi chúng ta đến với Bí tích rửa tội vẫn rạng ngời, mà cői lòng chúng ta dần dần bị các tinh thần thế tục bọc che, đóng kín, để không chút ánh sáng nào lọt vào được. Sự dững dưng trước những nỗi đau của biết bao người thất nghiệp, thiếu ăn, bệnh tật…, sự khinh bỉ đối với những con người lầm lỡ, nghiện ngập…Chúng ta vẫn chưa phát hiện ra trong những người đau khổ ấy, có những tín hiệu, có những luồng sáng của Chúa mời gọi “đến và xem”, như luồng sáng của một Đấng Cứu Thế nghèo nàn ở Be lem xưa.

Bavua

Tôi nhớ câu thánh vịnh “Chúa ban ơn cứu độ cho người công chính” (Tv.36,49) và thiết nghĩ, không có câu “Chúa ban ơn cứu độ cho người công giáo”, nếu người công giáo không sống đời sống công giáo công chính, là sống trong ánh sáng Chúa Ki tô, sống với, và sống vì Chúa Ki tô.

Một thực tế đáng suy nghĩ nữa, là thái độ của Herode vẫn luôn ngự trị trong thế giới loài người và trong mỗi tâm hồn chúng ta. Nơi đâu cũng có những con người muốn cũng cố địa vị, muốn đóng vai chính quyền: trong gia đình, ngoài xă hội, trong giáo hội, trong giáo xứ… ai cũng sợ mất đi cái ngôi vị của mình. Mà khi đă cố thủ ngôi vị, thì không thể kính nể ai, phục vụ ai, và cũng không chấp nhận cho ai hơn mình. Một chế độ Herode luôn tranh giành uy tín, tranh giành ảnh hưởng với Giáo lý Chúa Kito, với cơ cấu Giáo hội, vẫn đang hiển hiện khắp nơi, ở trời Tây cũng như trời Ta. Cách nói “tốt đời, đẹp đạo” ẩn chứa một so sánh không cân xứng, mà phần hơn thuộc về Đời, thuộc về thế gian, thuộc về xă hội, không thuộc về Đạo, không thuộc về Thiên Chúa hay Giáo hội. Khi sử dụng hai tính từ “tốt” và “đẹp”, từ trong thâm tâm, con người ta đă có dụng ý của Herode.

Trong đời sống chúng ta, cũng không thiếu những sự bất cân xứng ấy: tin tưởng, trông cậy, phó thác vào Chúa thì ít mà ỷ lại khả năng tài trí của ta thì nhiều; thời giờ dành cho việc thờ phượng Chúa chẳng bao nhiêu mà dành cho việc kiếm sống, làm giàu và các việc thế tục thì vô kể; đồng tiền làm việc bác ái thì so đo mà đồng tiền lăng phí, ăn chơi, hưởng thụ, tiện nghi thì vung tay chẳng tiếc; đầu tư cho cuộc sống vĩnh cửu thì sơ sài mà măi xây dựng cũng cố cho cuộc sống tạm bợ nầy một cách hoành tráng; trang điểm cho tâm hồn bằng những nhân đức tốt lành thì xem là việc chưa cần mà phải lo cho làn da, cho hương sắc, cho trang phục đẹp đẽ hơn người…

Vô tình hay hữu ý? Không phải chúng ta đă và đang nối tiếp cái ý tưởng ngông cuồng của Herode đó sao?

Các em vẫn còn hát còn múa “Theo chân Ba Vua, chúng con đến thờ kính Chúa, xin dâng Hài Nhi những gì đẹp nhất đời con”

Xin cho chúng con biết mở cői lòng mình, mà đón nhận ánh sáng của Thiên Chúa là chính Đức Ki tô và dành cho Chúa Ki tô tất cả những gì tốt đẹp nhất đời chúng con.

Cao Huy Hoàng 
Bavua Bavua Bavua Bavua Bavua Bavua Bavua Bavua Bavua