Họp Mặt Gia Đình lần thứ XII, năm 2002, Thanh Hải, Nha Trang
Chắc chắn nhờ quan hệ rất đậm đà, thắm thiết và bền vững, mà quý chư huynh đệ Lâm Sinh Nha Thành, như anh chị Ngọc Sơn, anh Mai Lên, em Đỗ Văn Hòa (†), mới có thể tổ chức đăng cai Họp Mặt GĐ tại Giáo xứ Ba Làng Choa, nơi Lm Trương Trãi, cựu Quản Lý TGM Nha Trang đang quản nhiệm.
Mọi sinh hoạt HM thường niên đều rất êm thắm, hoàn hảo, chỉ trừ mỗi việc Lm chánh xứ cấm chỉ vỗ tay trong nhà thờ. Có lẽ ngài cho rằng làm như thế gây huyên náo, mất đi sự tôn nghiêm phải có nơi thánh thiêng, khiến cho lương dân có thể ngộ nhận là rạp hát, hay hý trường thế tục nào chăng.
May mắn thay, khi chung vui dự tiệc hội ngộ, AE Lâm Sinh tận hưởng tại Biển Tiên quán, vốn là cơ ngơi kinh doanh khá hoành tráng của đôi uyên ương Hoàng Tâm – Ngọc Sơn, vốn từ lâu đã nổi danh như cồn khắp Nha Thành.
Bấy giờ, khi tất cả đã an vị trong nhà hàng, AE mới được hoan hỷ, tha hồ vỗ tay chúc mừng Bố Già thất tuần thượng thọ! (1933-2002). Hai đại huynh trịnh trọng dâng lên Bố Già bức khánh thọ cẩn chữ vàng y đỏ chóe.
Bất ngờ quá, Bố cảm động, rưng rưng nước mắt, đỡ lấy tặng phẩm. Đưa lên quá đầu, cho đàn con chung quanh tha hồ trầm trồ nhìn ngắm. Rồi Bố nhanh nhẹn moi hầu bao, lấy ra một phong bì lại quả cho con cháu, trong tiếng hoan hô nhiệt liệt. Bố còn căn dặn : Cho chúng con chút quà, để làm cái gì đo đó…
Trong cuộc thảo luận tiếp ngay sáu đó, AE lại bày tỏ mong muốn thực hiện Kỷ Yếu, hay tập Nội San. Lúc ấy, Ban ĐD chỉ ghi nhận ý kiến này, và hứa sẽ họp bàn cụ thể, tìm cách triển khai các đề xuất này.
Ngoài ra, AE còn được giới thiệu một kho tư liệu mang tên CDLâmBích 2002. Đó là một CD-Rom sưu tầm các bài viết, hình ảnh, lẫn nhạc của Lâm Bích.
HÃY RA KHƠI
Chúa Yêsu bảo ông Simon hãy ra khơi mà thả lưới bắt cá” (Lc 5.4). Rồi sau mẻ cá bội thu , các ông Anrê ,Simon Phêrô, Giacôbê và Gioan đều lập tức theo chúa Yêsu, bỏ lại lưới , thuyền , bỏ cả lại cha mẹ. (Mt 4.20-22 và Lc 5.a4
Tất cả các vị đều dũng cảm dấn thân theo tiếng gọi của Chúa Yêsu. Ngày hôm nay, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lần nữa kêu gọi dân Chúa: ”Hãy ra khơi” để rao giảng Tin Mừng & Truyền Giáo. Hãy theo ta(Mt.9.9).Các tông đồ đã bỏ mọi sự theo Chúa,con có dứt khoát theo Chúa không ? Chúa phải gọi con bao nhiêu lần rồi ? (Đhv 61).
Tuyên ngôn của Chúa Yêsu dứt khoát & quyết liệt : “Ai không đi với Ta , tức là chống lại Ta , Và ai không cùng Ta thu góp là làm tản tác. (Mt 12.30). Người ngoài không hiểu được tại sao ta theo tiếng gọi của Chúa , họ cho ta là điên .
Chính Chúa Yêsu cũng đã bị đồng hương & Hêrôđê gọi là điên , và chúng ta hãnh diện được ở trong “Nhà thương điên” của Chúa (Đhv 68)(Mc 3.20-21 & Lc 23.11).
Quyết định theo Chúa của con không phải chỉ là một chữ ký , không phải làø một lời tuyên thệ thôi . Nhưng là một sự hiến dâng liên lỉ thực hiện trong cả cuộc sống (Đhv 69) .
Này chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được gì ? (Mt 19.27) Con bỏ tất cả, nhưng theo Chúa Quan Phòng , con còn lo gì? (Đhv 70)
Phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ ,con cái hay ruộng đất vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội, và còn được sống vĩnh cửu làm gia nghiệp. (Mt 19.29 xt Mt 6.25-34 ,Lc 18. 28-30)
Con đừng lấy làm lạ, lúc theo Chúa con lại còn nghe tiếng gọi của khoái lạc, của danh vọng, của cả bạn thân, cha mẹ, quyến rũ con bỏ đường Chúa. Cứ tiến lên, Chúa đã nói trước:” Ai cầm cầy mà còn ngoảnh mặt lại, không đáng vào làm môn đệ Ta(xt Lc 9.62) ( Đhv 71.)
Chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng tội lỗi đang trói buộc mình, hãy kiên trì trong cuộc chạy đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Yêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa.( Dt 12. 1-2)
Tiếng gọi vẫn tiếp tục nhắc nhở con trong mọi việc nhỏ:” Hãy theo Thầy !” và tiếng “ Vâng “ của con cũng tiếp tục cho đếm hơi thở cuối cùng. (Đhv 72).
Sau đó Ngài đi ra và trông thấy một cán bộ thuế tên là Lêvi ngồi tại trạm,Ngài nói:” Hãy theo Ta !” Và ông đã bỏ mọi sự, đứng dậy đi theo Ngài.(Lc 27.28)
Thưa “Vâng “ thì dễ, nhưng hãy xem Chúa Yêsu đã theo tiếâng gọi cho đến chết trên thánh giá. Hãy từ bỏ mình, vác thánh giá mỗi ngày và đóng đinh mình trên thánh giá ấy. (Đhv 73)
Chúa bảo con “Hãy đi rao giảng Phúc Aâm !” (Mt 16.15). Chúa không ra thời khoá biểu, không vạch kế hoạch. Chúa để con sáng kiến thực hiện, miễn là con mang Phúc âm .(Đhv 74)
Cộng đồng Vaticano II dạy ta “trở về nguồn”.Con hãy khám phá lại đời sống các Tông đồ ,những ngườii đã thấy tận mắt ,đã nghe tận tai,đã sờ tận tay, đã sống với Chuá Cứu Thế và làm chứng về Ngài(Đhv 75)
Giáo dân thời sơ khai diễn tả cách nôn na :Tông đồ là người có Chúa Kitô trong lòng, Chúa Kitô trên mắt, Chúa Kitô trong miệng, Chúa Kitô trên tay, Chúa Kitô trong óc, Chúa Kitô trên vai…Tóm lại ,là một người đầy tràn Chúa Kitô và trao ban Chúa Kitô cho kẻ khác(Đhv 292)
Tông đồ là thánh hóa môi trường bằng môi trường :lao động là tông đồ của lao dộng ,học sinh là tông đồ của học sinh ,binh sĩ là tông dồ của binh sĩ(Đhv293)
Làm việc thiện chưa phải là tông đồ, làm vì xem đó là sứ mệnh của Chúa Kitô mới là tông đồ(Đhv295)
Kẻ thù nguy hiểm nhất của công việc tông đồ là ke”û nội thù,” Giuda nộp Chúa(Đhv314)
Kẻ thù khốc hại nhất của đời tông đồ con không phải ngoại thù,đối lập con, nhưng là kẻ nội thù :chính bản thân con có thể thành tên gián điệp làm việc cho cả hai bên :Thiên Chúa và ma quỷ(Đhv315)
Vậy làm tông đồ như thế nào ?
“ Tông đồ bằng đau khổ”, không giảng giải,không hoạt động ,nhưng thinh
lặng tế lễ cứu bao linh hồn .Chúa Jêsu hấp hối trên Thánh giá,Đức Mê hấp hối trong linh hồn dưới chân Thánh giá(Đhv231)
“ Tông đồ bằng hy sinh và thinh lặng”: như hạt lúa chôn vùi ,mục nát đi để sinh muôn vàn hạt khác nuôi nhân loại (đhv322a)
" Tông đồ bằng chứng tích “.Lời quả quyết xuông không đáng người ta tin tưởng mấy ,dù ngọt ngào trau chuốt đến đâu…Nhưng nếu chính con người sống động bằng xương thịt,nếu cả cuộc sinh hoạt ,nếu cả một lớp người ,một lớp gia đình cùng sống một lý tưởng,thì chứng tích ấy có sức mạnh thuyết phục lớn lao đến chừng nào (Đhv322b)
Mọi người phải biết rằng bổn phận dầu tiên và quan trọng nhất đối việc truyền bá đức tin là sống sâu xa đời sống Kitô hữu.Vì chính khi nhiệt thành phục sự Thiên Chúa và bác ái với tha nhân ,họ mang lại cho toàn thể Gíao hội một cảm hứng tinh thần mới và làm cho Giáo hội xuất hiện như là một dấu chỉ nổi lên giữa các dân ,là ánh sáng thế gian và là muối đất .(TG 36b)
“Tông dồ bằng tiếp xúc “:Lòng chúng ta lại đã không cháy bừng bừng ,lúc dọc đường Ngài ngỏ lời với ta ,và giải nghĩa Kinh thánh cho ta đó sao ?(Lc24.32).Con không nghĩ rằng :mỗi cuộc tiếp xúc là một công tác tông đồ sao ?(Đhv323)
“ Tông đồ bằng tư tưởng “:nâng đỡ một người bạn đang gặp khủng hoảng ..đem hy vọng cho một cuộc đời sắp tan vỡ.Báo chí sẽ bớt đăng những tin tự tử….nếu có những người như con(Đhv324)
“ Tông dồ bằng bữa ăn “ :Bữa ăn là chuyện thường tình ,nhưng bữa Chúa ăn ở nhà Madalena ,ở nhà Simon,Giakêu khác xa chúng ta .”Hôm nay ơn cứu rỗi đã đến cho nhà này “(Lc19.9)(Đhv324)
“ Tông dồ bằng thư từ .”Con nghĩ thư từ không phải là công việc tông đồ sao?
Phaolô ngồi trong tù ngục, không máy in, vẫn viết thư cho một giáo đoàn, giáo đoàn ấy chép lại rồi chuyển sang cho một giáo đoàn khác. Cứ thế Phaolô đã giữ vững và phát triển đức tin của Hội thánh sơ khai. Con hãy để tất cả lòng yêu thương con vào phong bì rồi dán lại, gửi đi. (Đhv 326)
Con đừng do dự về con và về ngưòi khác: chài lưới như Phêrô, thu thuế như Matthêu đều làm tông đồ được. Hãy theo Ta,và Ta sẽ cho các ngươi nên ngư phủ chài lưói người. (Mt 4.19) Con làm không được, nhưng Chúa làm được. (Đhv 330)