Đôi Dòng Lịch Sử

Năm 1970, Đức Cha FX. Nguyễn văn Thuận sáng lập Chủng viện Truyền Giáo Lâm Bích.   Danh xưng này vừa nhắc nhớ Đức Cha Lambert De La Motte, mà Giáo phận mừng 300 năm ngày Ngài tới Nha Trang,  còn mang ý nghĩa màu xanh hy vọng của rừng núi bạt ngàn và sông biển bao la của vùng đất Nha trang.

CHỦNG VIỆN TRUYỀN GIÁO LÂM BÍCH

Trong trang sử địa phận Nha Trang, chủng viện truyền giáo là con đường mới mẻ nhưng rất hiệu quả.

Tiền thân của Chủng Viện Truyền giáo là tập hồ sơ của Ðức Giám Mục và của các Cơ Quan công quyền đề là Trung Tâm Huấn Luyện Thầy Giảng. Lớp người tu này ngày nay đang ở trong các đại học hoặc sống giữa dòng đời.

Chặng biến hình thứ hai chính là lớp tu muộn, cộng với các lớp lớn của Tiểu Chủng Viện Nha Trang trong khuôn viên Ðại Học Ðà Lạt, dưới quyền điều khiển của Linh mục Giám Ðốc Hoàng Kim Ðạt. Lớp tu muộn cũng giống các Ðại chủng sinh, ngoại trừ học chương trình Việt.

Mùa hè 1969, Ðức Giám Mục cho mở Văn Phòng Thiên Triệu trong khuôn viên Tòa Giám Mục. Các chủng sinh tu muộn được dời về đây. Với sự hướng dẫn của chính Ðức Giám Mục, các chủng sinh được huấn luyện do linh mục Lê Văn Phiên, Giám Ðốc Văn Phòng Thiên Triệu. Tính tới đầu năm 1970, sỉ số lên đến 24 người. Lúc này tổ chức mang một tên đầy màu sắc dụ ngôn phúc âm: “Vườn Nho Mới” Trình độ học vấn có hai cấp bậc: tú tài I và tú tài II.

Cuối niên khóa này, Lm. Lê Văn Phiên lên đường đi mục vụ giáo xứ. 6/24 chủng sinh tu muộn được gởi đi quân trường Thủ Ðức.

Ngày13-8-1970, Lm. Giuse Nguyễn Thế Thoại bước vào phòng Lm. Lê Văn Phiên để nhận từng xấp thơ của người trẻ muôn phương. Có người 30, 40 tuổi, đủ mọi loại trình độ. Lm Tân giám đốc nhận 64 người, trình độ từ lớp 11 tới 14 (nghĩa là có mấy năm đại học).

Chính từ niên khóa 70-71 này, tổ chức mang tên Chủng Viện Truyền Giáo. Ðức Giám Mục đồng ý với Lm. Giám đốc đòi hỏi người chủng sinh vào đây nhằm mục đích truyền giáo. Do đó, họ phải có một trình độ học vấn và tâm đức cùng nghề nghiệp thích hợp. Vì thế, sau khi hoàn thành tú tài toàn phần, người chủng sinh còn được ở lại Chủng Viện hai niên khóa nữa để trau dồi thêm sinh ngữ và nhân bản, đồng thời theo học hàm thụ chương trình đại học văn khoa, triết, văn chương, nhân văn hoặc luật khoa của Ðại Học Sài Gòn. Trong 1 hoặc 2 năm đi truyền giáo tiếp theo đó cũng được khuyến khích thi thêm các chứng chỉ đại học. Hy vọng khi người chủng sinh vào Ðại Chủng Viện đã có một nghề và một chứng chỉ cử nhân. Trong những năm tháng còn trong Chủng Viện Truyền Giáo, người tu sinh cũng được khuyến khích tìm hiểu các phong trào trẻ như Hướng Ðạo, Hùng Dũng, Thiếu Nhi Thánh Thể, Ðạo Binh Ðức Mẹ, Nghĩa Sinh.

Niên khóa 1971-1972 Chủng Viện Truyền Giáo đã có lớp người đi gieo đầu tiên gồm 18 thầy giảng, vào cánh đồng truyền giáo của các giáo hạt trong địa phận.

Cũng đầu niên khóa này, Chủng Viện Truyền Giáo gởi được 3 thầy vào Ðại Chủng Viện: 1 thuộc địa phận nhà, 1 thuộc Ðà Nẵng và 1 thuộc Cần Thơ.

Sĩ số chính thức của Chủng Viện Truyền Giáo năm khóa là 120, sau lúc đó còn 103 chủng sinh gồm năm lớp 10,11, 12, 13, 14.

Một trong những linh mục trẻ trung, linh hoạt và nhiệt thành của địa phận cũng được mời về chủng viện: Linh mục Giuse Nguyễn Quang Thạnh, với chức vụ giám học Ngoài ra, ngài còn kiêm giúp họ đạo Fatima, thí điểm truyền giáo của giáo hạt Khánh Hòa.

Với đà tiến trong quá trình hy vọng Chủng Viện Truyền Giáo đã đáp ứng phần nào nhu cầu của Giáo Hội trong những năm đang tới. Nhưng lúc đó, Chủng Viện Truyền Giáo còn thiếu thốn rất nhiều: cơ sở, tiện nghi văn hóa, tu đức. Cả những nhu cầu của cuộc sống hàng ngày cũng còn rất eo hẹp và hạn chế.

Niên khóa 1972-1973 Chủng Viện Truyền Giáo dự nhận thêm 60 chủng sinh vào các lớp 10B, 11B, 12B, 13 và 14. Ứng viên phải có học lực trên trung bình, hạnh kiểm và sức khỏe tốt, tuổi từ 14-16 vào lớp 10, 15-17 vào lớp 11, 16-18 vào lớp 12, 17-19 vào lớp 13, vào lớp 14 phải có tú tài và Latinh.

Trích “Kỷ yếu Giáo Phận Nhatrang 300 năm nhân ngày Ðức Giám Mục Lamber de la Motte đến Nhatrang”

 Lam Phep Ao
Lớp Đi Gieo 4 – 1975. Làm phép áo dòng trước khi mặc cho các anh lớp Đi Gieo 4


Tóm Lược

1969: Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận,  đã thành lập Văn Phòng Ơn Thiên Triệu, khởi đầu là Linh Mục Nguyễn Văn Phiên làm Giám Đốc. Tu sinh chỉ nhận từ lớp 10 trở lên.

1970 : Đức Cha đã đổi tên thành Chủng Viện Truyền Giáo, và đề bạt Linh Mục Jos. Nguyễn Thế Thoại làm Giám Đốc, vẫn đặt tại Tòa Giám Mục Nha Trang với biểu tượng người đi gieo giống.

1971: Chánh thức chuyển thành Chủng Viện Lâm Bích. Đó là phiên âm tên Đức Cha tiên khởi Đàng trong: Lambert De La Motte  Giáo sĩ truyền giáo nhiệt tình.

1971-1972  Đức Cha Phanxicô-Xaviê đã bổ nhiệm LM. Jos Nguyễn Quang Thạnh làm Giám học và Quản lý  bên cạnh LM. Giám Đốc.

1974: LM. Nguyễn Thế Thoại  được cử đi học tại Rôma, LM. Nguyễn Quang Thạnh  giữ chức Giám Đốc và LM.F.X. Trần Xuân Thứ  phụ trách Quản Lý.

Bo ThoaiMa ThanhMa Thu

Ban Giám Đốc

...Song song với Tiểu chủng viện  Sao Biển  vốn có. Năm 1970, Đức Cha FX. Nguyễn văn Thuận sáng lập Chủng viện Lâm   Bích, một chủng viện Truyền Giáo. Danh xưng này vừa nhắc nhớ Đức Cha Lambert De La Motte, mà Giáo phận mừng 300 năm, ngày Ngài tới Nha Trang, vừa đặt vào môi trường Khánh Hoà ” rừng vàng biển ngọc ”. Cả khi tới hơn hai trăm chủng sinh, chủng viện cũng chỉ có hai linh mục phụ trách cùng với anh em chủng sinh tự quản. Các linh mục và các giáo sư khác đều từ ngoài vào giúp theo thời khoá biểu. Chủng sinh từ lớp 10 tới 2 năm đại học, rồi tiếp hai năm vừa đi truyền giáo vừa dọn xong cử nhân đại học.

Sau đó mới vào Đại chủng viện….Nhờ phương pháp giáo dục trưởng thành, chủng viện chỉ tồn tại 5 năm, nhưng bây giờ nhìn lại đoàn cựu chủng sinh Lâm Bích, người ta thấy có tới hơn bốn chục linh mục rải rác khắp nơi.

Những anh em về sống giữa đời hằng năm cũng vẫn tổ chức ngày họp mặt để giữ tinh thần truyền giáo.

( Trích Lm.JMT. Nguyễn Thế Thoại – Công Giáo trên Quê Hương Việt nam )

LÝ TƯỞNG
Đức Giám Mục FX.Nguyễn Văn Thuận đã việt hoá tên vị Giám Mục tiên khởi Đàng Trong Lambert de la Motte thành Lâm Bích để đặt tên cho chủng viện do Ngài sáng lập, hẳn không ngoài dụng ý lấy lý tưởng truyền giáo làm tôn chỉ cho chủng viện. Do đó, tất cả các phương thức huấn luyện và sinh hoạt của chủng viện đều nhằm phục vụ và cổ vũ lý tưởng truyền giáo.

Một ban giảng sư gồm toàn những thầy giáo khả kính trong thành phố được mời vào trong chủng viện để dạy học. Một tập thể các linh mục nổi tiếng đạo hạnh trong giáo phận được  mời làm linh hướng cho chủng sinh. Còn trong  chủng viện, các phong trào như Cursillos, Công Lý và Hoà Bình, Focolare cũng như các hội đoàn như  Hướng Đạo, Nghĩa Sinh, Hùng Tâm Dũng Chí, Thiếu Nhi Thánh Thể, và Legio Mariae đều được truyền bá sâu rộng và sinh hoạt đều đặn. Hơn nữa, để tạo điều kiện thuận lợi cho chủng sinh hội nhập vào xã hội đương thời, chủng viện đã tích cực dấn thân vào các hoạt động truyền thông, văn hoá, văn nghệ, thể thao và xã hội.

Tóm lại để phục vụ lý tưởng truyền giáo, chủng viện LB đã cố gắng gầy dựng một nền giáo dục toàn diện khả dĩ giúp cho anh em hoàn thành mĩ mãn sứ mạng tông đồ.

1.ĐOẢN MỆNH & TRƯỜNG TỒN

Chủng Viện Lâm Bích sống đặng 6 năm thì tắt bóng(1969 -1975 ) số mệnh tuy yểu nhưng vẫn tạo nên kỳ tích: Gia Đình Lâm Bích vẫn tiếp bước sinh hoạt  liên tục đến nay: Lâm Bích đã gần đến tuổi 30.

2.TỰ QUẢN

Vì Bố Mẹ thường vắng nhà, do bận nhiều công việc bên ngoài nên anh em tự trông coi lấy nhau: Chủng Viện Lâm Bích tiên phong trong cơ cấu tự quản.

3.BỘI THU

Lâm Bích rạng rỡ những mùa gặt bội thu: 45 Linh Mục trong số 300 chủng sinh.

4.TUY MỘT MÀ HA
I

Có đến hai phần trong gia đình Lâm Bích:

  • 20% là Giáo sĩ.
    80% là Giáo dân.

5.NỐI VÒNG TAY LỚN

Gia Đình Lâm Bích hiện diện từ Á qua Âu.

6. CỰC KỲ ĐA DẠNG

GiaĐình Lâm Bích hội nhập tích cực vào xã hội, qua nhiều lãnh vực  khác biệt như : Giáo dục, Kinh doanh, Dịch vụ, Lao động, TTCN…..

7. UBI CARITAS

Hình thành từ Gia đình Lâm Bích các nhóm tương trợ cụ thể hóa tinh thần Bác ái & Phục vụ:

  • Phụ trách chung: Linh Mục Inhaxio Trần Ngà
  • Phụ trách địa phương: Các Trưởng Nhóm

8. HOA ĐẦU MÙA

Linh Mục Lâm Bích đầu tiên là Cha Jos. Trần Kim Thiện, Thụ phong ngày: 28.6.1981 Tại Nhà Thờ Chánh Toà, Điạ Phận Tournai, Belgique. Nay Linh Mục đang cư ngụ tại Huê Kỳ.

9.NIÊN TRƯỞNG

Linh mục Lâm Bích cao niên nhất hiện nay: Cha Phêrô Nguyễn Đình Phiên, sinh: 1948, Thụ Phong ngày: 13.8.1991. Hiện nay Linh Mục đang trông coi xứ: Hạnh Trí-Triệu Phong, Giáo Hạt Ninh Thuận.

10.CẬP NHẬT

Hai Linh Mục Lâm Bích mới nhất, Thụ Phong ngày : 22.6.2006 tại Phan Thiết.  Đó là Bác FX Đinh Quang Hùng, sinh 15/3/1950, thuộc lớp Đi Gieo I và Bác Phaolô Nguyễn Văn Hạnh, sinh 20/12/1957, nhập LB năm 1973.

( Trích Lâm Bích Kỷ Yếu )