Những ngày cuối tháng tư, đầu tháng năm, tháng Hoa Tôn Vinh Mẹ Maria, trời nhiều mây, ảm đạm, u ám. Sài gòn có lúc nắng yếu, có lúc có mưa, và có cả mưa to. Việt Nam đang giao mùa.
Đầu tháng Hoa và trời u ám, làm tôi nhớ đến bài hát thuở còn rất nhỏ tôi vẫn thường hát, và hầu như giáo dân Việt Nam khắp nơi đều hát trước ngày 30-4-1975, đó là bài: “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam Trời u ám chiến tranh điêu tàn Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an Cho Việt Nam qua phút nguy nan” Sau nầy, tôi biết, bài hát nầy của Nhạc sĩ Hải Linh, chỉ vỏn vẹn 4 câu như thế mà đã trở thành lời khấn nguyện sốt sắng của bao tâm hồn tín hữu Việt Nam của cả hai miền Nam Bắc- nếu không nói là ở miền Nam hát nhiều hơn. Thế rồi sau ngày 30-4-1975, tôi không còn nghe chỗ nào hát bài nầy nữa. Và quả thật, đã 33 năm rồi, bài hát nầy hầu như được cất vào kho tàng những bài thánh ca cổ, đến nỗi, trong tất cả các tuyển tập Thánh ca, trong những sách hát Phụng Vụ cộng đồng, không còn thấy bóng dáng. Và hơn thế nữa, nếu có một ông bà già sốt sắng nào đó cất lên bài ca nầy, thì cả thế hệ trẻ thừ 40 tuổi trở xuống nghe như là một ca khúc lỗi thời hay xa lạ… Nói thế chứ thật ra, cả già cả trẻ, cũng rất hiếm người hát lại bài nầy- hát riêng trong lòng, hát trong giờ kinh gia đình mà cũng không hát, huống nữa là hát trong nhà thờ, hát cộng đồng, hát khi đi kiệu… Tại sao không hát nữa? Có lẽ do cái cảm nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một đất nước thống nhất một giãi sơn hà, với một nền hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc đã chiếm choán hết cả cái suy tư của giáo dân Việt Nam, và cho rằng bài hát ấy không còn hợp thời với thời kỳ này nữa, chỉ nên hát trong thời kỳ chiến tranh mà thôi. “Trời u ám, chiến tranh điêu tàn” mà! Có thể tôi cũng đồng tình với suy nghĩ ấy, nhưng tôi không dám quyết rằng, Nhạc sĩ Hải Linh được linh hứng viết bài nầy chỉ cho thời kỳ chiến tranh bằng bom đạn, súng pháo, xe tăng, phi cơ và rocket mà thôi. Vì ai dám quả quyết rằng không còn chiến tranh, hoặc chúng ta đang sống trong một nền hòa bình thật? Tôi thì không. Không còn chiến tranh sao? Hòa bình rồi sao? Tôi nghĩ, bao lâu nhân loại chưa thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng để tìm cho ra sự bình an đích thực mà Chúa Giêsu mang đến, thì hòa bình mãi mãi là một khát vọng, dứt khoát không thể là một thực tại trên trần gian nầy. Hòa bình trên trần gian là một “hòa bình ảo” làm khúc xạ thị giác, tri giác và cả tim óc con người, làm cho con người quên mất cuộc chiến tranh nội tại tàn khốc điêu linh trong tâm hồn tín hữu. “Hòa bình ảo” ấy lại là một quả bom nguyên tử vô thanh, nổ lặng nổ thầm như liều thuốc phiện của âm mưu ma quỉ có độc tính cực kỳ nguy hiểm, nấp sâu dưới nhãn hiệu độc lập tự do, ru con người ngủ say hạnh phúc trong cái hạnh phúc đời nầy mà tưởng như là hạnh phúc thật để rồi không cần phải đi tìm một hạnh phúc nào khác. Không còn chiến tranh sao? Hòa bình rồi sao? Vẫn còn đấy chứ! Cuộc chiến tranh mới với loại vũ khí tinh vi đến nỗi con người ta không nghe thấy tiếng nổ kinh hồn, không nhìn thấy khói súng mù mịt, không thấy máu lệ thương tích, không có cảm giác đau đớn tang thương nhưng lại là cảm giác ngọt ngào êm ái dễ chịu nếu không nói là sung sướng cực lạc. Trong cuộc chiến tranh mới, những quả bom nguyên tử nay đổi tên thành bom “hưởng thụ”, đang nổ tung một nền đạo đức lâu đời, nổ lệch liệt cán cân công lý, nổ tan tành cái nhân nghĩa lễ trí tín của con người, nổ tiêu luôn cả thuần phong mỹ tục, cả tam cương ngũ thường, cả tam tòng tứ đức, kể cả đức bác ái Kitô giáo nữa, huống là. Không có những cuộc thả bom đánh sập nhà thờ, nhưng đền thờ nơi các tâm hồn tang hoang vì hạnh phúc ảo. Họng súng aka xưa với vài viên đạn đồng bé bé, nay đã thành họng súng khổng lồ ở những tụ điểm ăn chơi, những khu rửa tiền tham lam bất chính, đầu tiên là dành cho những ông lớn, những đại gia, dần dà dành cho cả một thế hệ trẻ, để rồi họng súng ấy nuôt chửng từng tên một, rồi từng lớp người, từng thế hệ, cả tương lai. Chất độc màu da cam đang rãi khắp các vũ trường với bia cao cấp, với rượu ngoại đắt tiền, với thuốc lắc, kích động biến dạng người thành cả một bầy đười ươi sống lại thưở thời ăn lông ở lỗ… Không có nhân tính. Chỉ có thú tính như đã chủ trương “cốt khỉ hoàn cốt khỉ”, không có đời sau, cũng chẳng có linh hồn. Những chiếc xe tăng chở những khẩu đại bác thời trang từ nền văn minh duy vật tới làm mất cái nhân đức đoan trang, cái nết na, mở đường cho địch tấn công thẳng vào cung điện của đức khiết tịnh không người canh giữ. Bạn trẻ tự đánh mất cái hồn nhiên trong tinh thần khó nghèo phúc âm, làm vỡ nát cái đáng giá ngàn vàng văn hiến từ nghìn xưa ông cha để lại. Đức Khiết Tịnh Ki tô giáo bị pháo kích bởi làn đạn sống thử tiền hôn nhân và cả trong hôn nhân. Cả những người lớn tuổi, cũng không còn quí trọng đức đoan trang bằng sự đua đòi khoe nhan khoe sắc. Ấy vậy, bao nhiêu thanh niên nam nữ ở tuổi học sinh đã thất trận đành phải làm phụ nữ khi chưa kịp là thiếu nữ với một tuổi thanh xuân trong trắng. Bao nhiêu gia đình thất trận vì những viên đạn đồng của trào lưu “ tìm lại chính mình” nơi những cuộc truy hoan ngoài hôn nhân rồi dẫn đến sự tan vỡ của cuộc hôn nhân mà Chúa đã chúc phúc để đổi lấy một chứng từ ly dị…mà không cảm thấy đau đớn tiếc xót gì về tình phụ mẫu tử, về trách nhiệm. Không còn chiến tranh sao? Hòa bình rồi sao? Cuộc chiến tương tàn giữa cha mẹ và con cái còn khốc liệt hơn. Cha Mẹ dành quyền sống thoải mái cho thỏa mãn cuộc đời vui thú xác thịt nên đã gài loại mìn tránh thai cực nhạy, hoặc bắn chết con mình khi chúng hãy còn trong trứng nước bằng những loại vũ khí sát nhân tại chỗ: dao, kéo, kiềm, bao ny lông, xọt rác… Sự giả dối ngự trị khắp các tòa nhà đồ sộ, ngự trị trong cõi lòng của những con người tưởng chừng như là mẫu mực về trách nhiệm với vận mệnh của nhân loại, của đất nước, của thế hệ chuyển tiếp, thế hệ kế thừa…không phải là những quả bom làm chết ngạt cả một tương lai nhân loại, tương lai đất nước đấy sao? Cuộc chiến giữa tinh thần Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô và trào lưu thế tục phủ nhận sự can thiệp của Thiên Chúa càng khốc liệt hơn nơi các gia đình tín hữu: chấp nhận thất trận để bỏ lễ ngày Chúa Nhật; đầu hàng trước sự quyến rủ của những thực tại phù du để buông bỏ lề luật Thiên Chúa; chấp nhận bỏ giáo hội mà đi theo tiếng gọi của một giáo phái ẩn danh nào đó chống lại các giáo sĩ tục hóa; chấp nhận bội ước với lời hứa rửa tội “từ bỏ các việc của ma quỉ”; chấp nhận thất trận trên mặt trận văn hóa công giáo để cho những phong cách trần tục luồn lách vào đến tận nội cung… Không còn chiến tranh sao? Vẫn còn đấy. Trong cuộc chiến đấu vì Nước Trời, kẻ thù của Nước Trời luôn tuyên chiến với chúng ta mọi lúc, mọi nơi- nhất là lúc ta tưởng rằng mình đang đạo đức, nhất là những người đạo đức, nhất là những người có trách nhiệm giáo dục đạo đức. Cuộc chiến tấn công tâm hồn đền thờ Chúa Thánh Thần diễn ra càng lúc càng tinh vi và càng nên cực kỳ nguy kịch trong giai đoạn thế giới được gọi là văn minh nhất lịch sử nhân loại. Như vậy, không thể nói không chấp nhận cuộc chiến, mà còn phải sẳn sàng chiến đấu và chiến thắng. Nhưng ai dám tuyên bố rằng “tôi sẽ chiến thắng’ nếu không nhờ đến sức mạnh của Thiên Chúa, không nhờ vũ khí của giới răn Tin Mừng, sự phù trợ của Chúa Thánh Thần- Đấng ban sức mạnh, và sự cầu bầu của Nữ Vương Thiên Quốc? “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam Trời u ám chiến tranh điêu tàn Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an Cho Việt Nam qua phút nguy nan” Thiết tưởng, không nên sống mãi trong một nền “hòa bình ảo” do lầm tưởng như vậy nữa, và cũng không nên cất giấu mãi bài hát nầy trong kho lịch sử thánh ca nữa. Bài hát ngắn ấy, lời nguyện tắt ấy, có thể nói, hôm nay, còn mang tính thời sự hơn bao giờ hết, nếu nhìn toàn cảnh thế giới, và nhất là toàn cảnh Việt Nam trong một thực trạng đang đi ngược lại với Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, đang chống lại Thiên Chúa, chống lại sự nghiệp của Thiên Chúa và chống lại mỗi người con Việt Nam của Thiên Chúa. Đã đến lúc phải nhìn rõ một thực trạng: cuộc chiến tranh hôm nay, ngay lúc nầy, không phải là cuộc chiến làm thiệt mạng vài trăm ngàn binh sĩ, mà làm tử vong cả triệu triệu tấm linh hồn-trong đó, có thể có tôi, có bạn? Xin cảm ơn cố Nhạc Sĩ Hải Linh đã nhắc nhớ giáo dân Việt Nam luôn biết chạy đến cùng Mẹ Maria Nữ Vương, mọi ngày trong cuộc chiến tranh tâm linh trên dương trần, trong niềm tin tưởng Mẹ “giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nan”. Lạy Mẹ Maria, Tháng Hoa nầy, chúng con tôn vinh Mẹ. Xin Mẹ cầu cho chúng con theo ý cầu nguyện mà Chúa Giêsu dạy “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”, trong cuộc chiến đấu vì Nước Trời của chúng con. Chúng con dám tin Đức Giêsu Kitô Toàn Thắng, Trái Tim Mẹ toàn thắng, sẽ cho chúng con toàn thắng. A men |
-
Bài Mới
-
Facebook
- Load more1 month ago
CHÚC MỪNG NGÀY BỔN MẠNG ĐA MINH THÁNH ĐỨC BÌNH AN CHO BÁC
Đa minh Nguyễn Văn Thành và quý snh em trong gia đình Lâm Bích ... See MoreSee LessView Comments- likes 3
- Shares: 0
- Comments: 0
0 CommentsComment on Facebook
2 months agoCác thầy tại Trung tâm Hòa Yên - 1980
Năm 1975, Chủng viện Truyền giáo Lâm Bích giải tán, Cha giám đốc Giuse Nguyễn Thế Thoại cùng các thầy về Trung tâm Hòa Yên để tiếp tục tồn tại, cố gắng duy trì đời tu. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội, một số thầy chuyển hướng sớm, còn lại tiếp tục theo đuổi ơn gọi. Năm 1988, trung tâm chính thức giải tán.
Trái qua: Nguyễn Kim Ấn (đang ở Úc), Trương Văn Phúc (nay là linh mục tại Đài Loan), Nguyễn Kim Hồng (nay là linh mục tại Canada), Đào Văn Hoàng (đã qua đời tại Kẻ Sặt, GP Xuân Lộc), Nguyễn Văn Thành (nay là linh mục hạt trưởng tại GP Ban Mê Thuột), Ngô Minh Phước (nay là linh mục tại GP Bà Rịa), Trần Tấn Linh (nay là linh mục tại GP Nha Trang), Vũ Đình Cường (nay là linh mục tại Đài Loan), Nguyễn Văn Nam (Vi Nam, đang ở Đắk Lắk), Cao Huy Hoàng (đang ở Bình Thuận). Trong hình, còn thiếu thầy Hỷ, thầy Thiện, thầy Lê Văn Dũng (Dụng). Thầy Dũng nay là linh mục tại Pháp. ... See MoreSee Less1 CommentComment on Facebook
Năm 1999, Cha J.M. Nguyễn Thế Thoại và một số thầy đã trở về đây cùng Các cựu Tu sinh Chủng Viện Truyền Giáo Lâm Bích. (Mình muốn gửi mấy tấm hình, nhưng không biết gửi cách nào.)
Gia Đình Lâm Bích Gia Đình Lâm Bích is at Nhà Thờ Đồng Xoài.2 months agoỞ rất xa, nhưng là người đến đầu tiên. Nhưng chỉ một mình đơn côi. ... See MoreSee Less
2 CommentsComment on Facebook
Tiếc quá thầy sáu ơi , phải chi đăng ký chuyến bay sau một vài ngày thì gặp ACE trong đại gia đình LB rồi. Chúc gia đình thầy sáu thượng lộ bình an
Tôi có dự tu 2 tháng ở CV Lâm Bích vào hè "71 để thi vào chủng viện. lúc ấy chúng tôi gọi Đc Thuận là ông nội, Cha Thoại Giám đốc là bố và cha Thạnh là chú. Đến năm 2020 mới có dịp ghé Nha Trang và thăm chốn xưa. Tuy đã là bể dâu nhưng vẫn có nhiều cảm xúc bồi hồi, lắng đọng. !
-
-