Mở đầu Tin mừng Theo Thánh Luca cũng là mở đầu sứ vụ của Chúa Giêsu (Lc1, 1-4, 4,14-21). Tôi không nghĩ là tôi muốn chú giải điều gì trong đoạn Tin Mừng nầy, nhưng xin tỏ bày chút cảm nghiệm:
Chúa Giêsu đã mở đầu sứ vụ, sứ vụ của Đấng Cứu Thế. Chúa Giêsu nói :”Hôm nay đã ứng nghiệm Lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe”. Lời ấy rằng: “ Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, tuyên cáo lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, loan tin cho người mù biết sẽ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa”. Chúa Giêsu đã mở đầu sứ vụ, sứ vụ của Đấng Cứu Thế. Thêm một cơ hội cho tôi, cho bạn… nhìn lại sứ vụ của mình. Có người lấy làm lạ: một giáo dân tầm thường, nếu không nói là lôi thôi như tớ mà cũng có “sứ vụ” à? Có chứ, sứ vụ đã được trao ban từ khi lãnh Bí Tích Thêm Sức. Thế mà tớ cứ tưởng là lãnh Bí tích Thêm Sức để mà được thêm sức giữ Đạo cho nên chứ? Thế bạn nghĩ gì về giữ Đạo? Là không được bỏ đạo, không theo đạo khác, chỉ một đạo mà thôi.- Đơn giản thế. Ta không giữ Đạo chỉ với tính cách “phòng thủ” đâu bạn ạ, mà còn phải “Sống Đạo” nữa đấy chứ. Năm 2007 mở ra cho chúng ta với chủ đề Sống Đạo được Hội Đồng Giám Mục kêu gọi, và trong những ngày nầy, Tin Mừng nhắc lại cho chúng ta chính Đức Giêsu đã mở đầu Sứ Vụ mà Chúa Cha đã trao ban qua việc Chúa Thánh Thần mượn hình bồ câu đậu trên đầu trong ngày chịu phép rửa ở sông Gio-đan. Cơ hội nhìn lại sứ vụ của chúng mình thêm rõ nét. Giáo hội nhìn nhận và phát huy “sứ vụ” Tông Đồ của Giáo dân Quan niệm xưa cũ rằng việc loan báo Tin Mừng là của chỉ các Linh Mục, đã lỗi thời, nếu không nói là không đúng. Công đồng Vatican đã xác nhận vai trò quan trọng của sứ vụ nầy nơi giáo dân trong sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân. Không những thế, các Linh Mục thời nay luôn phát huy vai trò tông đồ, truyền giáo của Giáo dân. Linh Mục nào không giáo huấn, và giáo huấn đúng cách cho giáo dân làm việc tông đồ, không những không thành công trong công việc mục vụ, mà còn chịu trách nhiệm về sự chưa trưởng thành của đoàn chiên được giao phó. Chỉ tiếc là chính Giáo dân chưa thực sự phát huy “sứ vụ” của mình, một phần, vì ảnh hưởng của não trạng “giao phó hết cho Cha”, một phần vì các mục tử chưa đủ tin tưởng mà ủy thác. Vì hiệu quả của Bí Tích Thêm Sức Sứ vụ Loan báo Mừng cho người nghèo khó đã được ủy thác cho Giáo dân khi lãnh nhận Bí tích Thêm sức Nhưng, những tưởng chúng ta đã phải “mở đầu sứ vụ” ngay sau khi được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, thì có khi cho tới hôm nay, tóc bạc- răng long- lưng còng- gối mõi mà vẫn chưa được bắt đầu. Tôi nghĩ, vì đã lầm tưởng rằng phải đợi có ủy thác của các Mục Tử. Xin đừng đợi chờ gì nữa, sứ vụ ấy, đã được Chúa Thánh Thần ủy thác và luôn thôi thúc cách cấp bách. “Vì hiệu quả của Bí Tích Thêm Sức là người tín hữu được nhận Chúa Thánh Thần một cách đặc biệt, như ngày xưa các Tông Đồ đã nhận được trong ngày lễ Ngũ Tuần (sách Giáo lý công giáo số 1302) Với hiệu quả nầy, Bí Tích Thêm Sức tăng trưởng và đào sâu ơn Bí Tích Thánh Tẩy:
Khẩn trương mở đầu sứ vụ ngay Thời nay, đã có nhiều giáo dân âm thầm đến với những người nghèo:người nghèo niềm tin, người nghèo hy vọng, người nghèo cơm áo gạo tiền, người nghèo tình thương nhân loại, người nghèo văn hóa, người nghèo lòng khiêm tốn… Họ đã đến bằng chính dung mạo của Chúa Ki tô: đầy niềm tin, đầy hy vọng, đầy cảm thông và chia sẻ, đầy tình thương, đầy sự đổi mới của Tin Mừng, và nhất là với lòng khiêm tốn. Có người được huấn luyện làm tông đồ. Có người không được huấn luyện, nhưng rõ ràng là có ơn của Chúa Thánh Thần qua việc họ kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu nhất là Bí Tích Thánh Thể. Nhưng cũng không thiếu những con người chưa “mở đầu sứ vụ”, trong đó có tôi, có bạn… Tôi nghĩ là chúng ta không còn lý do gì để chần chừ. Và khi bắt đầu sứ vụ loan Tin Mừng của Chúa, say mê loan tin Mừng của Chúa, chúng ta sẽ bỏ đi cái nếp sống cũ: “loan tin buồn”. Sự cảm thông sẽ thay cho lòng ganh tỵ, sự khinh bỉ, phân biệt hay đố kỵ. Niềm vui và niềm hy vọng sẽ thay cho bao buồn nản chán chường. Công bằng và sự thật sẽ thay cho bao mưu mô xảo trá gian ngoa. Và nhất là sự sống của Đức Ki tô, trong và nhờ Đức Ki tô sẽ thay cho sự sống phù du tạm bợ trong mỗi ý thức con người. Không nhất thiết phải đợi vào làm trong Ban Hành Giáo, trong Hội Đồng Mục Vụ, trong Ban Trị Sự giới Hiền Mẫu hay Gia trưởng, trong hội Con cái Đức Mẹ hay trong các hội đoàn khác, mà ngay hôm nay và lúc này, nếu chưa mở đầu sứ vụ thì tôi phải khẩn trương bắt đầu ngay. Vì cả tôi, cả bạn…là những người đã lãnh nhận sứ vụ nầy: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, Ngài sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó” ngày lãnh Bí Tích Thêm Sức. Nhìn một thực tế để thấy tính khẩn thiết: dân số Việt Nam xấp xỉ 80 triệu người, trong đó giáo dân công giáo khoảng 6 triệu. Nhưng thử hỏi, trong số 6 triệu ấy, có bao nhiêu người thoát cảnh “nghèo khó” mà Phúc âm nhắm đến. Cả chúng ta nữa, dù đã là người Công Giáo chính hiệu, đạo dòng, đạo gốc, chúng ta cũng có thể rơi vào cảnh nghèo Đức Tin, nghèo tình thương, nghèo niềm hy vọng, nghèo Tin Mừng, thì làm sao phát huy “sứ vụ Loan báo Tin Mừng”? Đã đến lúc cần khẩn trương củng cố cho nhau. Chút tâm tình Lạy Chúa xin hãy ban cho con lòng tham lam sự giàu có Tin Mừng, sự giàu có Tình thương, lòng mẫn cảm, sự giàu có Thiên Chúa, niềm hy vọng vĩnh cửu và giàu có niềm hăng say làm chứng cho Chúa Ki tô qua cuộc sống của chúng con. Ước gì mỗi chúng con là một dấu chấm tông đồ, để 6 triệu dấu chấm ấy nối thành một con đường từ quê hương Việt Nam đến Thiên Đàng tình yêu Chúa (theo ý ĐHY Phanxico). Xin hãy cho chúng con mạnh dạn viết dấu chấm ấy là mở đầu ngay sứ vụ tông đồ giáo dân mà bao lâu nay chúng con vẫn chần chừ chưa khởi động. Xin cho chúng con luôn hân hoan trong lòng với niềm vui thực hiện sứ vụ cao cả: “Thánh thần Chúa ngự trên tôi, Ngài sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó”, nhất là trong năm Sống Đạo nầy Cao Huy Hoàng |
-
Bài Mới
-
Facebook
- Load more1 month ago
CHÚC MỪNG NGÀY BỔN MẠNG ĐA MINH THÁNH ĐỨC BÌNH AN CHO BÁC
Đa minh Nguyễn Văn Thành và quý snh em trong gia đình Lâm Bích ... See MoreSee LessView Comments- likes 3
- Shares: 0
- Comments: 0
0 CommentsComment on Facebook
2 months agoCác thầy tại Trung tâm Hòa Yên - 1980
Năm 1975, Chủng viện Truyền giáo Lâm Bích giải tán, Cha giám đốc Giuse Nguyễn Thế Thoại cùng các thầy về Trung tâm Hòa Yên để tiếp tục tồn tại, cố gắng duy trì đời tu. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội, một số thầy chuyển hướng sớm, còn lại tiếp tục theo đuổi ơn gọi. Năm 1988, trung tâm chính thức giải tán.
Trái qua: Nguyễn Kim Ấn (đang ở Úc), Trương Văn Phúc (nay là linh mục tại Đài Loan), Nguyễn Kim Hồng (nay là linh mục tại Canada), Đào Văn Hoàng (đã qua đời tại Kẻ Sặt, GP Xuân Lộc), Nguyễn Văn Thành (nay là linh mục hạt trưởng tại GP Ban Mê Thuột), Ngô Minh Phước (nay là linh mục tại GP Bà Rịa), Trần Tấn Linh (nay là linh mục tại GP Nha Trang), Vũ Đình Cường (nay là linh mục tại Đài Loan), Nguyễn Văn Nam (Vi Nam, đang ở Đắk Lắk), Cao Huy Hoàng (đang ở Bình Thuận). Trong hình, còn thiếu thầy Hỷ, thầy Thiện, thầy Lê Văn Dũng (Dụng). Thầy Dũng nay là linh mục tại Pháp. ... See MoreSee Less1 CommentComment on Facebook
Năm 1999, Cha J.M. Nguyễn Thế Thoại và một số thầy đã trở về đây cùng Các cựu Tu sinh Chủng Viện Truyền Giáo Lâm Bích. (Mình muốn gửi mấy tấm hình, nhưng không biết gửi cách nào.)
Gia Đình Lâm Bích Gia Đình Lâm Bích is at Nhà Thờ Đồng Xoài.2 months agoỞ rất xa, nhưng là người đến đầu tiên. Nhưng chỉ một mình đơn côi. ... See MoreSee Less
2 CommentsComment on Facebook
Tiếc quá thầy sáu ơi , phải chi đăng ký chuyến bay sau một vài ngày thì gặp ACE trong đại gia đình LB rồi. Chúc gia đình thầy sáu thượng lộ bình an
Tôi có dự tu 2 tháng ở CV Lâm Bích vào hè "71 để thi vào chủng viện. lúc ấy chúng tôi gọi Đc Thuận là ông nội, Cha Thoại Giám đốc là bố và cha Thạnh là chú. Đến năm 2020 mới có dịp ghé Nha Trang và thăm chốn xưa. Tuy đã là bể dâu nhưng vẫn có nhiều cảm xúc bồi hồi, lắng đọng. !
-
-