Bước chuyển của đêm sang ngày
Có những 365 ngày trong một năm. Và cũng có 365 đêm dài tương tự. Nhưng có thể nói, tâm trạng của mỗi con người không đêm nào giống đêm nào. Tâm trạng đêm giao thừa đã khác những đêm khác, còn khác với những đêm giao thừa của những năm khác. Thường thì đêm mong ngày mau tới, như ‘tuần phiên mong hồng đông dậy” (Tv 129, 6), vì người ta không thích sống trong cảnh tăm tối của màn đêm. Phút giao thừa của đêm và ngày đã là một bước chuyển luôn ẩn chứa một tương lai với bao nhiêu niềm hy vọng hoàn hảo hơn. Khát vọng vươn lên của mọi tạo vật cũng bắt nguồn từ trong đêm tối: một nụ mầm xanh mơn mởn mới nhú dưới làn sương mỏng, một nụ hoa đang hé dần. Điều đáng tiếc là, cũng có người, vẫn chào một ngày mới như mọi ngày, mà không hề có một ý niệm khát khao vươn lên hay đổi mới. Và còn đáng tiếc hơn, nếu đêm là cơ hội cho những âm mưu đen tối, nhũng dự định thấp hèn, để ngày đời thêm nghiêng chiều, rồi lún sâu vào những thực trạng ngược với sự hoàn hảo tuyệt đối là Chân Thiện Mỹ. Có những phút tĩnh lặng, trầm tư trong thời khắc giao thừa làm cho con người ta “đạt đạo”, mà cũng không thiếu những phút giao thừa quí báu ấy, bị lạm dụng, làm cho con người ta mất dần cái khái niệm thăng hoa. Phút giao thừa mỗi ngày, với người công giáo chúng tôi, phải là những phút đầy tâm tình sám hối, cảm tạ tri ân, và chuẩn bị cho tâm hồn đón chào một ngày mới để ca tụng Thiên Chúa. Các Bà Mẹ Công Giáo thường dặn dò con cái trước khi đi ngủ: nhớ làm dấu Thánh giá trên mình, dâng mình cho Chúa, nhớ đến Chúa vì giấc ngủ luôn tượng trưng cho sự chết. Thiết nghĩ, với những ý hướng giáo dục nầy, cho đến thời đại hôm nay vẫn còn rất thiết thực nếu không nói là khẩn cấp đối với các gia đình. Hãy tái lập một khái niệm chuẩn bị cho ngày mới, một ngày mới của Thiên Chúa ban cho để mỗi người luôn mới, mới hơn và mới hẳn. Mà “mới hẳn”, “mới hoàn toàn”, ấy chính là con người “đạt đạo”: đạt đến cái thực thể siêu phàm là hoàn toàn nên giống Đức Ki tô, Người đã làm tiêu tan mưu đồ cai trị của thần chết, của đêm tuyệt vọng, và đã thiết lập một nền văn minh sự sống, tin yêu và hy vọng. Bước chuyển của năm cũ sang năm mới Đêm giao thừa đón năm mới là một bước chuyển càng có ý nghĩa tuyệt vời hơn, nếu nhìn lại tâm tình của 365 đêm qua đi. Nếu chưa có đêm nào sám hối và tri ân thì đêm nay, đêm giao thừa, hãy còn chưa muộn. Có những phút giao thừa rộn rã niềm vui, tràn đầy niềm tri ân Thiên Chúa, ông bà, Cha Mẹ, vì một năm qua đi suông sẻ, thắng lợi..Cũng có những phút giao thừa lắng đọng bao xót xa vì những mất mát, thất bại, hoặc nợ nần tồn đọng, hoặc những vướng vít xô bồ chưa dứt điểm…trong năm cũ. Cũng không thiếu những phút giao thừa mà người ta không cần một suy niệm nào, việc gì đến, cứ đến. Thiết nghĩ, để có một bước chuyển vững chắc, cần có một chuẩn bị chu đáo. Để có một năm mới tiến bộ cần có một đêm giao thừa nhìn lại, sám hối, tri ân, và quyết tâm. Sám hối vì chưa đổi mới kịp với thời gian xoay vần như thoi đưa, hoặc còn chưa có ý niệm đổi mới. Tri ân vì còn được sống, được thêm một tuổi đời, để mà rong chơi ca hát, để mà ngợi khen Thiên Chúa và ca tụng những kỳ công tuyệt vời của Ngài. Quyết tâm phải đổi mới chính bản thân là xây dựng cho chính mình một tương quan mới và đúng đắn. Tương quan giữa con người với con người, tương quan giữa con người với Thiên Chúa phải được cải thiện đến mức hoàn hảo nhất. Bước chuyển từ xấu sang tốt Có thể liên tưởng đến phút giao thừa của hai cuộc sống xấu và tốt mà thánh Phao lô gọi là con người cũ và con người mới. Để có một bước chuyển giữa hai thực trạng trong cùng một con người, đòi hỏi chính con người ấy thực sự làm chủ bản thân một cách hoàn toàn. Nhưng phàm ai trên đời nầy có thể nói tự mình đứng vững mà không cần đến sự trợ lực của Ơn Chúa. Để chiến thắng chỉ một tật xấu đã là việc không dễ thực hiện một ngày một bữa, huống là trong con người có muôn vàn tính hư tật xấu, thói mê lầm…Tôi có một người em tinh thần, tên anh em vẫn gọi chú ấy là Sơn Cuội, tính tình thẳng thắn dễ thương, dễ hòa đồng, nhưng có tật là hay chìu ý anh em uống cho hết rượu mới về. Có lúc say say nói nhảm mất lòng anh em, nhưng hồi tỉnh lại thì lấy làm tiếc và có quyết tâm sửa đổi. Có lần chú ấy gửi cho tôi tin nhắn “Chúa ơi đừng giận con nghen, bởi con đâu phải nhỏ nhen thế nầy. Chúa ơi đừng có la rầy, con người ai dễ một ngày mà ngoan”. Với những quyết tâm dần dần và nhờ cầu nguyện cách hồn nhiên với Chúa, nay Chú ấy được mọi người thương mến lắm. Ai cũng mừng vì chú có một năm mới của một con người mới. Bước chuyển từ tội lỗi sang thánh thiện Còn có thể liên tưởng đến phút giao thừa còn tuyệt vời hơn nữa, là phút giao thừa của hối nhân trước khi vào tòa hòa giải. Tình trạng tội lỗi như đêm tối của linh hồn, và bước chuyển con người ta đến tòa hòa giải là một bước chuyển vừa cần thiết vừa quan trọng. Quan trọng đến mức có người đã khóc ngon khóc lành vì sung sướng, vì hạnh phúc, ngay trong tòa hòa giải, ngay sau khi linh mục đọc lời xá giải. Phút giao thừa thật rung động, Phút giao duyên trùng phùng của con người tìm về với Thiên Chúa, tìm về với chính nhân vị cao quí nhất của mình. Phút giao thừa ấy là đã được chuẩn bị chu đáo bằng một lòng sám hối chân thành, và một quyết tâm làm mới cung điện mà Thiên Chúa đã trao ban cho mỗi con người khi nhập thể. Ai cũng có thể có, nhũng phút giao thừa thật sung sướng hạnh phúc trong tòa hòa giải, nếu xác tín việc lãnh nhận bí tích hòa giải là một bước chuyển quan trọng của đời sống tâm linh, của một khát khao hoàn thiện. Chỉ còn mấy phút nữa thôi, cả nhà Việt Nam ta bước vào năm mới. Những giây phút đợi chờ đồng hồ thời gian dứt điểm tiếng chuông thứ mười hai, và bước sang giây đầu tiên của năm Đinh Hợi, cũng chính là chút thời gian quí báu để mỗi con người Việt Nam có những suy tư, có những tản mạn nối dài những tản mạn này… Giao thừa là một bước chuyển. Bước chuyển luôn là bước quan trọng. Mỗi ngày có một bước chuyển. Mỗi năm có một bước chuyển. Cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước, thế giới đều cần có những bước chuyển để có một thực thể mới, mới dần, mới hẳn, mới hoàn toàn như ý Thiên Chúa muốn. Vì Chính Ngài, Đấng Luôn Luôn Mới. Lạy Chúa, xin cho tâm tình mừng đón năm mới của chúng con đêm nay, nhắc nhớ cho chúng con việc chuẩn bị cho những bước chuyển quan trọng trong đời người, và đặc biệt bước chuyển quan trọng nhất: bước chuyển từ sự sống sang sự chết, và từ sự chết sang sự sống vĩnh cửu: Một Mùa Xuân Không Tàn… pmcaohuyhoang |
-
Bài Mới
-
Facebook
- Load more1 month ago
CHÚC MỪNG NGÀY BỔN MẠNG ĐA MINH THÁNH ĐỨC BÌNH AN CHO BÁC
Đa minh Nguyễn Văn Thành và quý snh em trong gia đình Lâm Bích ... See MoreSee LessView Comments- likes 3
- Shares: 0
- Comments: 0
0 CommentsComment on Facebook
2 months agoCác thầy tại Trung tâm Hòa Yên - 1980
Năm 1975, Chủng viện Truyền giáo Lâm Bích giải tán, Cha giám đốc Giuse Nguyễn Thế Thoại cùng các thầy về Trung tâm Hòa Yên để tiếp tục tồn tại, cố gắng duy trì đời tu. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội, một số thầy chuyển hướng sớm, còn lại tiếp tục theo đuổi ơn gọi. Năm 1988, trung tâm chính thức giải tán.
Trái qua: Nguyễn Kim Ấn (đang ở Úc), Trương Văn Phúc (nay là linh mục tại Đài Loan), Nguyễn Kim Hồng (nay là linh mục tại Canada), Đào Văn Hoàng (đã qua đời tại Kẻ Sặt, GP Xuân Lộc), Nguyễn Văn Thành (nay là linh mục hạt trưởng tại GP Ban Mê Thuột), Ngô Minh Phước (nay là linh mục tại GP Bà Rịa), Trần Tấn Linh (nay là linh mục tại GP Nha Trang), Vũ Đình Cường (nay là linh mục tại Đài Loan), Nguyễn Văn Nam (Vi Nam, đang ở Đắk Lắk), Cao Huy Hoàng (đang ở Bình Thuận). Trong hình, còn thiếu thầy Hỷ, thầy Thiện, thầy Lê Văn Dũng (Dụng). Thầy Dũng nay là linh mục tại Pháp. ... See MoreSee Less1 CommentComment on Facebook
Năm 1999, Cha J.M. Nguyễn Thế Thoại và một số thầy đã trở về đây cùng Các cựu Tu sinh Chủng Viện Truyền Giáo Lâm Bích. (Mình muốn gửi mấy tấm hình, nhưng không biết gửi cách nào.)
Gia Đình Lâm Bích Gia Đình Lâm Bích is at Nhà Thờ Đồng Xoài.2 months agoỞ rất xa, nhưng là người đến đầu tiên. Nhưng chỉ một mình đơn côi. ... See MoreSee Less
2 CommentsComment on Facebook
Tiếc quá thầy sáu ơi , phải chi đăng ký chuyến bay sau một vài ngày thì gặp ACE trong đại gia đình LB rồi. Chúc gia đình thầy sáu thượng lộ bình an
Tôi có dự tu 2 tháng ở CV Lâm Bích vào hè "71 để thi vào chủng viện. lúc ấy chúng tôi gọi Đc Thuận là ông nội, Cha Thoại Giám đốc là bố và cha Thạnh là chú. Đến năm 2020 mới có dịp ghé Nha Trang và thăm chốn xưa. Tuy đã là bể dâu nhưng vẫn có nhiều cảm xúc bồi hồi, lắng đọng. !
-
-